搜索
热搜: music
门户 Culture Language view content

Israel

2015-6-28 23:51| view publisher: amanda| views: 4359| wiki(57883.com) 0 : 0

description: Israel (phiên âm: I-xra-en; tên đầy đủ là Nhà nước Israel, còn được gọi là Nhà nước Do Thái) là một quốc gia theo chế độ cộng hòa ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Tr ...
Israel (phiên âm: I-xra-en; tên đầy đủ là Nhà nước Israel, còn được gọi là Nhà nước Do Thái) là một quốc gia theo chế độ cộng hòa ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Trung Hải. Tên "Israel" có nghĩa là "đã được Thiên Chúa sửa", nhưng do phiên âm sai nên đã thành ra "đã đấu với Thiên Chúa", và tên đó bắt nguồn từ đoạn Sáng thế ký 32:28 của Kinh Thánh, trong đó Jacob được đổi tên là Israel sau khi đấu với một vị thần không tên. Tên Israel trong tiếng Hebrew là (không có niqqud:מדינת ישראל; chuyển tự: Medinat Yisra'el), và trong tiếng Ả Rập là دَوْلَةْ إِسْرَائِيل (chuyển tự: Dawlat Israil).

Mục lục
Tên nướcSửa đổi

Tên "Israel" bắt nguồn từ Kinh thánh Hebrew: Jacob, tổ phụ của dân tộc Do Thái, đã được đổi tên Israel sau khi chiến đấu với Đức Chúa Trời[4]. Theo đó, hậu duệ của Jacob được gọi là "con cái của Israel", trong tiếng Anh gọi là "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis".

Sau khi vua Solomon (973 - 937 TCN) (còn nhiều tranh cãi về niên đại chính xác) mất, Vương quốc Israel Thống nhất bị chia đôi thành: Vương quốc Israel (Samaria) ở miền bắc và Vương quốc Judah ở miền nam. Danh từ Judah được phiên âm Hán ngữ là "Do Thái". Nước Israel ở phía bắc có thủ đô là Samaria, tồn tại đến năm 721 TCN thì bị Đế quốc Assyria (nay ở miền bắc Iraq) tiêu diệt. Nước Judah ở phía nam có thủ đô là Jerusalem, tồn tại đến năm 587 TCN thì bị Đế quốc Tân Babylon (nay ở miền nam Iraq) tiêu diệt.
Lịch sửSửa đổi

    Bài chi tiết: Lịch sử Israel

Các nguồn gốc lịch sửSửa đổi

    Xem thêm: Vương quốc Israel

Pháo đài Masada biểu tượng bất khuất của người Do Thái

Dân tộc Do Thái bắt đầu định cư ở vùng đất Israel ngày nay từ khoảng 1800 năm TCN, sau đó bị lưu đày sang Ai Cập trong 1 thời gian. Đến khoảng 1255 TCN, nhà tiên tri Moses dẫn dắt dân tộc Do Thái trở về đất nước Israel. Trong thời gian sau đó, người Israel liên tục phải chiến đấu chống lại quân du mục Philistine khi bộ tộc này bị đuổi khỏi quê hương của họ là đảo Crete.

Cái tên Israel có lẽ lúc ban đầu được nhắc tới để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải một địa điểm, nhóm dân đó là người Merneptah Stele Ai Cập từ khoảng năm 1210 TCN[5]. Trong hơn 3.000 năm, người Do Thái đã coi Vùng đất Israel là quê hương của họ, nó vừa là Đất thánh và là miền Đất hứa. Vùng đất Israel là vùng đất thiêng liêng đối với người Do Thái, gồm chứa những vị trí quan trọng nhất của Do Thái giáo - gồm cả những phần còn sót lại của Đền thứ nhất và Đền thứ hai, cũng như những nghi thức liên quan tới các đền đó[6]. Bắt đầu từ khoảng năm 1200, một loạt vương quốc và quốc gia Do Thái đã tồn tại liên tục trong vùng trong hơn một thiên niên kỷ. Vào năm 1028 TCN, Saoul, một quý tộc quân sự được các bộ tộc Hebrew tôn làm vua. Triều vua David (1012 - 972 TCN).

Dưới thời cai trị của Babylonia, Ba Tư Achaemenes, Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã và (một thời gian ngắn) Ba Tư Sassanid, sự hiện diện của người Do Thái trong vùng bị thu hẹp vì các đế chế này đã trục xuất người Do Thái hàng loạt. Đặc biệt, thất bại của cuộc khởi nghĩa Bar Kochba chống lại Đế quốc La Mã đã dẫn tới sự trục xuất hàng loạt người Do Thái ở quy mô lớn. Chính trong giai đoạn này, người La Mã đã đặt tên Syria Palaestina cho mảnh đất này để cố gắng xoá bỏ các mối liên hệ của người Do Thái với nó. Mishnah và Jerusalem Talmud, hai bản kinh tôn giáo quý giá nhất của Do Thái giáo, đã được viết ra ở vùng này và cũng trong giai đoạn này. Những người Hồi giáo chinh phục vùng đất từ tay Đế chế Byzantine năm 638. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều quốc gia Hồi giáo (chỉ bị ngắt quãng ở thời Thập tự chinh) trước khi trở thành đất thuộc Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1517.
Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zion) và AliyahSửa đổi

Bản mẫu:Israelis

    Bài chi tiết: Chủ nghĩa phục quốc và Aliyah

Theodor Herzl người sáng lập phong trào phục quốc Do Thái

Làn sóng di cư cận đại đầu tiên của người Do Thái tới Israel, hay Aliyah (עלייה) bắt đầu năm 1881 khi họ trốn chạy khỏi sự ngược đãi, hay đi theo những tư tưởng xã hội Zion của Moses Hess và những người khác về "sự cứu rỗi của đất đai". Những người Do Thái mua đất đai từ Ottoman và những chủ đất người Ả Rập khác. Sau khi người Do Thái đã lập nên những khu định cư nông nghiệp, căng thẳng nảy sinh giữa người Do Thái và người Ả Rập.

Theodor Herzl (1860–1904), một người Do Thái đến từ Áo, đã lập ra Phong trào Zion. Năm 1896, ông xuất bản cuốn Der Judenstaat (Quốc gia Do Thái), trong đó kêu gọi thành lập một nhà nước Do Thái. Năm sau đó, ông góp phần triệu tập Hội nghị Zion quốc tế đầu tiên.

Sự thành lập chủ nghĩa phục quốc Do Thái dẫn tới Aliyah thứ hai (1904–1914) với số người Do Thái lên tới khoảng 40.000. Năm 1917, Bộ trưởng ngoại giao Anh Arthur J. Balfour đưa ra Tuyên bố Balfour "ủng hộ việc thành lập tại vùng đất Do Thái cũ đã bị người Palestine chiếm một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái". Năm 1920, vùng này được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh.

Làn sóng di cư của người Do Thái lại tiếp tục lần thứ ba (1919–1923) và lần thứ tư (1924–1929) sau Thế chiến thứ nhất. Những cuộc bạo động ở Palestine năm 1929 của người Ả Rập đã giết chết 133 người Do Thái, gồm 67 người ở Hebron.

Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Phát xít năm 1933 dẫn tới làn sóng Aliyah thứ năm. Người Do Thái trong vùng tăng từ 11% của dân số năm 1922 lên tới 30% năm 1940. Việc tàn sát người Do Thái có tính chất diệt chủng ở châu Âu của Adolf Hitler khiến người dân Do Thái ở mọi miền châu Âu trốn chạy tạo nên làn sóng tỵ nạn mới. Tới cuối Thế chiến thứ hai, số lượng người Do Thái ở Palestine đã lên tới xấp xỉ 600.000.

Năm 1939, Anh đưa ra Sách trắng năm 1939, hạn chế sự tỵ nạn của người Do Thái trong thời gian diễn ra chiến tranh là 75.000 và hạn chế không cho người Do Thái mua nhiều đất, có lẽ nguyên nhân do có cuộc Khởi nghĩa Ả Rập vĩ đại (1936-1939). Cuốn sách trắng này bị cộng đồng Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc coi là phản bội, họ cho rằng nó trái ngược với Tuyên bố Balfour năm 1917. Người Ả Rập cũng không hoàn toàn hài lòng, họ muốn cuộc di cư của người Do Thái phải dừng lại vĩnh viễn. Tuy nhiên, chính sách của Anh vẫn bám chặt vào cuốn sách này cho tới tận cuối thời kỳ uỷ trị của họ.

    Xem thêm: Người tị nạn Do Thái và Văn bản 1922: Liên đoàn các Quốc gia Ủy trị Palestine

Các nhóm Do Thái bí mậtSửa đổi

    Bài chi tiết: Chế độ uỷ trị Anh tại Palestine

Khi căng thẳng nổi lên giữa người Do Thái và người Ả Rập, và khi không có sự ủng hộ rõ ràng của chính quyền cai trị Anh, cộng đồng Do Thái nhận ra rằng họ phải tự lực để bảo vệ mình.

Sau những cuộc tấn công năm 1921 của người Ả Rập, Haganah được lập nên để bảo vệ những người định cư Do Thái. Haganah nói chung chỉ có tính chất phòng thủ, và đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thành viên của nó ly khai và lập ra Irgun (ban đầu được gọi là Hagana Beth) năm 1931. Irgun trung thành với cách tiếp cận tích cực, gồm cả ám sát và khủng bố trong cách trả đũa những cuộc tấn công và bắt đầu những hành động vũ trang chống lại người Anh, trong khi Haganah thường tỏ ra ôn hoà hơn. Tính chất vũ trang của Irgun cũng được thể hiện trong nhiều kế hoạch tấn công khủng bố chống lại người Ả Rập, gồm cả dân thường. Một sự chia rẽ nữa lại diễn ra khi Avraham Stern rời Irgun để lập nên Lehi. Không giống như Irgun, Lehi từ chối bất kỳ một hợp tác nào với người Anh, thậm chí trong Thế chiến thứ hai, và những phương pháp hành động của nhóm này tỏ ra cực đoan hơn.

Những nhóm đó có một ảnh hưởng lớn đến những sự kiện ở khoảng thời gian trước Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, như Aliya Beth - cuộc di cư bí mật từ châu Âu, sự thành lập Lực lượng Phòng thủ Israel và sự rút lui của người Anh, cũng như việc thành lập những cơ chế nền tảng của các đảng chính trị vẫn còn tồn tại ở Israel ngày nay.
Thành lập quốc giaSửa đổi
kế hoạch phân chia Palestine của Liên Hợp Quốc

    Bài chi tiết: Tuyên bố thành lập nhà nước Israel

Năm 1947, khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng với các nhóm quân sự Do Thái và những nỗ lực hoà giải không thành công giữa người Do Thái và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định rút khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine của Hội Quốc Liên. Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên hiệp quốc chia lãnh thổ đó làm hai quốc gia, với vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập khoảng 45%. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở thành một vùng do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó.

Ngay sau khi kế hoạch phân chia của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 29 tháng 10 năm 1947, David Ben-Gurion chưa dứt khoát chấp nhận nó, trong khi Liên đoàn Ả Rập từ chối nó. Nhiều cuộc tấn công của người Ả Rập vào dân cư Do Thái nhanh chóng biến thành xung đột khắp nơi giữa người Ả Rập và người Do Thái, các xung đột này là giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh giành độc lập năm 1948.

Ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập.

Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nước khác đã công nhận sự độc lập của Israel.
Chiến tranh giành độc lập và di dânSửa đổi

    Bài chi tiết: Chiến tranh Ả rập-Israel 1948
    Xem thêm: Người tị nạn Do Thái, Người tị nạn Palestine, Cuộc di cư của người Palestine, và Xung đột Ả rập-Israel

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, quân đội Ai Cập, Syria, Jordan, Liban và Iraq tham gia chiến đấu và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến tranh Ả rập-Israel 1948 bằng việc tấn công Israel từ mọi phía nhằm duy trì trật tự cũ. Từ phía bắc, Syria, Liban và Iraq tiến tới sát biên giới. Các lực lượng Jordan tiến vào từ phía đông, chiếm Đông Jerusalem và bao vây phần phía Tây thành phố. Tuy nhiên, các lực lượng Haganah, nhờ sự tài ba trong chiến thuật và điều hành đã ngăn chặn thành công đa số quân các nước Ả Rập, và các lực lượng của Irgun ngăn chặn thành công quân Ai Cập ở phía nam. Đầu tháng 6, Liên Hiệp Quốc tuyên bố một tháng ngừng bắn trong thời gian đó Lực lượng Phòng thủ Israel được chính thức lập ra. Sau nhiều tháng chiến tranh, người Israel đã đánh bại hoàn toàn Liên quân Ả Rập, một sự ngừng bắn được tuyên bố năm 1949 và các biên giới tạm thời, được gọi là Giới tuyến xanh, được lập ra. Israel đã có thêm được 26% lãnh thổ uỷ trị phía tây sông Jordan. Về phần mình, Jordan, chiếm các vùng núi rộng lớn của Judea và Samaria, sau này được gọi là Bờ Tây. Ai Cập giành quyền kiểm soát một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển, sau này được gọi là Dải Gaza.

Trong và sau cuộc chiến, Thủ tướng lúc đó David Ben-Gurion bắt đầu lập ra luật lệ bằng cách giải tán tổ chức vũ trang Palmach và các tổ chức bí mật như Irgun và Lehi. Hai nhóm đó thậm chí còn bị xếp vào các tổ chức khủng bố sau khi giết hại một nhà ngoại giao Thuỵ Điển.

Một số lượng lớn người Ả Rập bị đẩy khỏi vùng đất Israel mới thành lập. (Những ước tính về con số người tị nạn cuối cùng trong khoảng 600.000-900.000 với con số chính thức của Liên hiệp quốc là 711.000[7]). Cuộc xung đột tiếp tục giữa Israel và thế giới Ả Rập gây ra sự chuyển dịch địa điểm sinh sống của dân cư và vẫn còn lại đến ngày nay.

Sự di cư của những nạn nhân còn sống sót sau sự diệt chủng và những người tị nạn Do Thái từ những vùng đất Ả Rập làm dân số Israel tăng lên gấp đôi chỉ sau một năm độc lập. Trong thập kỷ tiếp sau đó, gần 600.000 người Do Thái Mizrahi, những người đã phải bỏ chạy hay bị trục xuất khỏi các nước Ả Rập xung quanh và Iran đã nhập cư vào Israel.
Các chiến sĩ Israel trong cuộc chiến sáu ngày-1967
Thập kỷ 1950 và 1960Sửa đổi

Từ 1954 đến 1955, Moshe Sharet làm thủ tướng, Giải pháp Lavon, một nỗ lực không thành công nhằm ném bom các mục tiêu ở Ai Cập, đã gây ra sự hổ thẹn chính trị cho Israel. Thêm vào đó, năm 1956, Ai Cập quốc hữu hoá kênh Suez, trước sự thất vọng của Anh và Pháp. Tiếp sau đó là một loạt các cuộc tấn công của Fedayeen, liên minh quân sự bí mật do Israel lập nên với sự hỗ trợ của hai đồng minh châu Âu đó và họ tuyên chiến với Ai Cập. Sau cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, ba nước đồng minh phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế và Israel buộc phải rút các lực lượng của mình khỏi Bán đảo Sinai.

Năm 1955, Ben Gurion một lần nữa lại lên làm thủ tướng và giữ chức vụ này đến tận khi ông từ chức năm 1963. Sau sự kiện đó, Levi Eshkol được chỉ định làm thủ tướng.

Năm 1961, người tội phạm chiến tranh Phát xít Adolf Eichmann, chịu trách nhiệm chính về "Giải pháp Cuối cùng", bị bắt và sau đó bị xét xử tại Israel. Eichmann là người duy nhất bị xử tử tại toà án Israel.

Trong lĩnh vực chính trị, căng thẳng lại nổi lên giữa Israel và các nước xung quanh vào tháng 5 năm 1967. Syria, Jordan và Ai Cập lại chuẩn bị chiến tranh, và Ai Cập trục xuất Các lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc ra khỏi Dải Gaza. Cuối cùng, Ai Cập đóng cửa eo Tiran đối với các tàu Israeli, mà Israel coi là một casus belli (sự khơi mào chiến tranh) và tấn công phủ đầu Ai Cập ngày 5 tháng 6. Sau Cuộc chiến sáu ngày giữa Israel và các nước Ả Rập, nhà nước Do Thái nhanh chóng giành được thắng lợi. Israel đã đánh bại toàn bộ quân đội của ba nước Ả Rập lớn và tiêu diệt hầu như toàn bộ không quân của họ. Về lãnh thổ, Israel chiếm được Bờ Tây, Dải Gaza, Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan. Giới tuyến xanh năm 1949 trở thành biên giới hành chính giữa Israel và Các vùng lãnh thổ chiếm đóng của họ, cũng được gọi là Các vùng lãnh thổ tranh chấp. Tuy nhiên, Israel đã mở rộng quyền cai trị hành chính của mình đến tận Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan. Nhưng Israel trao trả lại Sinai cho Ai Cập.

Năm 1969, Golda Meir, nữ thủ tướng duy nhất của Israel cho tới nay, thắng cử chức vụ Thủ tướng Israel.

    Xem thêm: Các vị trí tại Jerusalem, Luật Jerusalem, Cao nguyên Golan, và Những lãnh thổ bị Israel chiếm đóng

Thập kỷ 1970Sửa đổi

Từ 1968 đến 1972 là giai đoạn được gọi là Chiến tranh tiêu hao, nhiều cuộc chiến nhỏ xảy ra dọc biên giới giữa Israel và Siria, Ai Cập. Hơn nữa, những năm đầu thập kỷ 1970, Các nhóm vũ trang Palestine lao vào một làn sóng tấn công mạnh mẽ nhất từ trước đó chống lại Israel và các mục tiêu của người Do Thái ở các nước khác. Đỉnh điểm của làn sóng này là vụ tấn công vào Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München. Trong cuộc Thảm sát tại München, các phần tử vũ trang Palestine đã bắt làm con tin và giết hại các thành viên đoàn thể thao Israel. Israel trả đũa bằng chiến dịch sự giận dữ của Chúa trời, trong đó các nhân viên Mossad đã ám sát hầu hết những người có tham gia vào vụ thảm sát.

Cuối cùng, ngày 6 tháng 10 năm 1973, vào ngày nhịn ăn Yom Kippur của người Do Thái, quân đội của Ai Cập và Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel. Tuy nhiên, dù đã sắp đặt kế hoạch từ trước, Ai Cập và Syria sau những thành công ban đầu, quân đội Israel (IDF) phản kích mạnh và dần đưa Liên quân Ai Cập, Syria trở về vạch xuất phát, khiến họ không thể đạt được mục đích là chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất năm 1967. Tuy vậy, sau cuộc chiến này là một khoảng thời gian yên tĩnh kéo dài nhiều năm, góp phần làm không khí trong vùng bớt căng thẳng và Israel cùng Ai Cập đã có hoà bình với nhau.
Nữ thủ tướng Israel Golda Meir

Năm 1974, sau khi Meir từ chức, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng thứ năm của Israel. Sau đó, trong cuộc bầu cử Knesset (nghị viện của nhà nước Israel) năm 1977, Ma'arach đảng cầm quyền từ năm 1948, đã tạo ra một cơn bão chính trị khi rời khỏi chính phủ. Đảng Likud mới, do Menachem Begin lãnh đạo trở thành đảng cầm quyền.

Sau đó, vào tháng 10 năm ấy, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, đã thực hiện một cuộc viếng thăm lịch sử tới quốc gia Do Thái, phát biểu trước Knesset — lần đầu tiên Israel được công nhận từ phía các nước Ả Rập. Sau chuyến thăm đó, hai nước tiến hành các cuộc thương lượng dẫn tới việc ký kết Hiệp ước Trại David. Tháng 3 năm 1979, Begin và Sadat ký kết Hiệp ước hoà bình Israel-Ai Cập ở Washington, D.C.. Tuân thủ hiệp ước, Israel rút quân khỏi Bán đảo Sinai và phá huỷ các khu định cư đã lập nên ở đó từ thập kỷ 1970. Hai nước cũng đồng ý trao lại quyền tự trị cho người Palestine phía bên kia Giới tuyến xanh.

    Xem thêm: Chiến tranh tiêu hao, Vụ thảm sát Munich, Chiến tranh Yom Kippur, Anwar Sadat, và Hiệp ước Hòa bình Israel-Ai Cập

Thập kỷ 1980Sửa đổi

Ngày 7 tháng 7 năm 1981, Lực lượng Không quân Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân của Iraq tại Osiraq trong nỗ lực nhằm ngăn chặn ý định sản xuất bom nguyên tử của Iraq.

Một lần nữa, năm 1982 Israel tung ra một cuộc tấn công nhằm vào Liban, lúc ấy đang trong tình trạng nội chiến từ năm 1975. Lý do chính thức của cuộc tấn công là để bảo vệ những khu định cư ở phía cực bắc Israel khỏi những cuộc tấn công khủng bố, vốn thường xảy ra trước đó. Tuy nhiên, sau khi lập ra một vùng đệm 40 km, Lực lượng Phòng thủ Isreal tiếp tục tiến về phía bắc và thậm chí chiếm cả thủ đô Beirut. Các lực lượng Israel trục xuất các lực lượng của Tổ chức giải phóng Palestine ra khỏi Liban, buộc họ phải rời đến Tunis. Không thể giải quyết các căng thẳng phát sinh từ cuộc chiến đang diễn ra, Thủ tướng Begin từ chức năm 1983 và được thay thế bời Yitzhak Shamir. Dù Israel đã rút quân khỏi phần lớn Liban năm 1986, một vùng đệm vẫn được giữ lại cho đến tận tháng 5 năm 2002 khi Israel rút quân hoàn toàn khỏi Liban.

Những năm cuối thập kỷ 1980 là sự di chuyển quyền lực liên tục giữa cánh hữu do Yitzhak Shamir lãnh đạo cho cánh tả của Shimon Peres. Ví dụ, Peres là thủ tướng từ năm 1984, nhưng đã trao lại chức vụ cho Shamir năm 1986. Sau đó Phong trào Intifadah thứ nhất nổ ra năm 1987 kéo theo nhiều làn sóng bạo lực ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Sau khi cuộc bạo động bùng phát, Shamir một lần nữa lại được bầu làm thủ tướng năm 1988.

    Xem thêm: Chiến tranh Liban 1982, Nội chiến Liban, và PLO

Thập kỷ 1990Sửa đổi
Yitzhak Rabin và Yasser Arafat bắt tay nhau sau khi ký kết Hiệp định Oslo, phía sau họ là Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 1993.

Trong thời gian Chiến tranh vùng Vịnh, Israel bị Iraq dùng nhiều tên lửa tấn công, nhằm mục đích buộc Israel phải tuyên chiến. Tuy nhiên, Israel không trả đũa dù những vụ tấn công đó đã làm thiệt mạng hai người dân Israel.

Sau cuộc chiến, Hoa Kỳ tăng sức ép buộc các bên xung đột ở Trung Đông ngồi vào bàn đàm phán hoà bình. Hội nghị hoà bình Madrid khai mạc tháng 3 năm 1991. Các đảng cực hữu coi quá trình này là một sai lầm nghiêm trọng và lật đổ chính phủ của Shamir dẫn tới cuộc bầu cử năm 1992.

Những năm đầu của thập kỷ được đánh dấu bởi sự khỏi đầu của làn sóng nhập cư ồ ạt của những người Do Thái đến từ Xô viết. Theo đạo Luật về sự quay trở lại, những người này được trao quyền công dân Israel ngay khi đặt chân tới đất nước. Khoảng 380.000 người đã trở về chỉ riêng trong năm 1990-1991. Dù ban đầu ưa chuộng cánh hữu, những người mới nhập cư sau này đã trở thành mục tiêu để chinh phục của Đảng Lao Động thông qua một chiến dịch tranh cử. Đảng Lao Động công kích cách giải quyết vấn đề việc làm và nhà ở của người mới nhập cư của đảng cầm quyền Likud. Vì thế, trong cuộc bầu cử năm 1992, họ đã quay sang ủng hộ đảng Lao Động, dẫn tới chiến thắng đầy kịch tính 61:59 bên trong Knesset của đảng Lao Động.

Sau cuộc bầu cử, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng, lập nên chính phủ liên minh cánh tả. Trong thời gian tranh cử, đảng của ông đã hứa hẹn một sự cải thiện sâu rộng về vấn đề an ninh và tìm kiếm hoà bình với các nước Ả Rập "trong vòng 6 đến 9 tháng" sau cuộc bầu cử. Chính phủ đã thực hiện nhiều hành động mang tính chất "những bước xây dựng lòng tin", nhưng không mang lại kết quả nào. Bởi vì sự an toàn của các công dân Israel ngày càng xấu đi, tỷ lệ ủng hộ Rabin giảm sút. Tới cuối năm 1993 chính phủ từ bỏ các sáng kiến sớm chết yểu của Madrid và ký một hiệp định đầy bất ngờ (Hiệp định Oslo) với Tổ chức giải phóng Palestine (PLO). Năm 1994 Jordan trở thành nước láng giềng thứ hai của Israel thoả thuận hoà bình với nước này.

Sự ủng hộ rộng rãi ban đầu của dân chúng đối với Hiệp định Oslo đã bắt đầu giảm sút khi Israel gặp phải một làn sóng tấn công khủng bố lớn nhất từ trước tới nay của các nhóm quân sự Hamas phản đối hiệp định. Sự ủng hộ của công chúng càng mất đi khi người Israel ngày càng tin tưởng rằng hiệp định được Yasser Arafat ký kết với ý đồ lừa gạt, bởi vì ông và các quan chức lãnh đạo PLO ca ngợi những hành động của Hamas và đưa ra những lời bình luận mang tính kích động, cũng như họ không thể kiềm chế nổi các nhóm quân sự.

Sự bất bình của dân chúng với chính sách đối ngoại của chính phủ cộng với nỗ lực bất thành của Rabin nhằm tiến hành một cuộc đối thoại với đối lập khiến cho sự thù địch với ông này sinh. Ngày 4 tháng 12 năm 1995, một người Do Thái cực đoan tên là Yigal Amir ám sát ông.

Sự mất tinh thần của dân chúng sau vụ ám sát đã tạo nên một phản ứng dữ dội chống lại những người không ủng hộ Hiệp định Oslo và tạo ra một cơ hội lớn chưa từng có cho Shimon Peres, người kế tục của Rabin và là kiến trúc sư của Hiệp định Oslo, để chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1996 sắp tới. Tuy nhiên, một làn sóng đánh bom tự sát mới cộng với những lời bình luận tán dương của Arafat dành cho người đạo diễn những vụ khủng bố là Yahya Ayyash, đã làm công chúng lại thay đổi ý kiến một lần nữa và vào tháng 5 năm 1996 Peres thất bại sít sao trước đối thủ thuộc đảng Likud là Benjamin Netanyahu.

Dù bị coi là người kiên quyết chống lại Hiệp định Oslo, Netanyahu đã rút quân khỏi Hebron và ký bản Giác thư sông Wye trao quyền kiểm soát rộng hơn cho Chính quyền quốc gia Palestine. Thời Netanyahu nắm quyền, Israel trải qua một giai đoạn yên tĩnh không xảy ra nhiều vụ khủng bố, nhưng những chính sách đầy mâu thuẫn của ông làm cho cả hai phe xa lánh và cuối cùng đã buộc ông phải rời chính phủ năm 1999.

Ehud Barak của đảng Lao Động, với hình ảnh đầy ấn tượng thời quân đội được những người cánh hữu ủng hộ, đánh bại Netanyahu với khoảng cách lớn trong cuộc bầu cử năm 1999 và lên làm thủ tướng.
Thập niên 2000Sửa đổi

Sau đó Barak bắt đầu đơn phương rút quân khỏi Liban vào năm 2000. Thủ tướng Israel là Barak một lần nữa tiếp tục thương lượng với Tổng thống Bill Clinton vào tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên những cuộc thương lượng không mang lại kết quả mà chỉ là sự tẩy chay từ phía Palestine đối với những đề xuất của Barak về một Nhà nước Palestine. Thất bại của các cuộc đàm phán khiến cả cánh tả, cánh hữu Israel rút lui sự ủng hộ của họ cho Barak vì có nghi ngờ đối với phong trào hoà bình.

Khi những cuộc đàm phán sụp đổ, các nhóm Palestine bắt đầu một cuộc nổi dậy thứ hai, được gọi là Al-Aqsa Intifadah, ngay sau khi lãnh đạo đối lập Ariel Sharon đến thăm Đền Mount ở Jerusalem. Sharon lên làm thủ tướng mới vào tháng 3 năm 2001 và sau đó tái cử cùng với đảng Likud trong cuộc bầu cử Knesset năm 2003. Dù trước đó là một người thuộc phe diều hâu, Sharon đã đưa ra sáng kiến về một kế hoạch đơn phương rút quân khỏi Dải Gaza. Dù gây nhiều tranh cãi, cuộc rút quân đã được tiến hành từ giữa tháng 8 và tháng 9 năm 2005.

Từ khi bắt đầu phong trào Al-Aqsa Intifadah, hơn 1.000 người Israel, đa số là dân thường, đã bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công/khủng bố của người Palestine. Hơn 4.000 người Palestine bị giết, theo nguồn tin của Israel đa số họ là những kẻ khủng bố hoặc chiến binh, cho dù có một số lượng lớn dân thường, gồm cả trẻ em cũng thiệt mạng. Israel cũng xây dựng Bức tường Bờ Tây, với mục đích bảo vệ Israel khỏi tấn công và khủng bố. Bức tường này chạy quanh co và vượt ra ngoài Giới tuyến xanh, đã gặp phải nhiều sự chỉ trích từ phía cộng đồng quốc tế, dù nó tiếp tục được đa số dân Israel ủng hộ.
Địa lýSửa đổi

    Bài chi tiết: Địa lý Israel

Bản đồ Israel
Bản đồ địa hình Israel
Bãi biển Tel Aviv lúc hoàng hôn
Tòa nhà Knesset, nghị viện của Israel

Israel có chung biên giới với Liban ở phía bắc, Syria, Jordan và Bờ Tây ở phía đông, Ai Cập và Dải Gaza ở phía tây nam. Nó có đường bờ biển trông ra Địa Trung Hải ở phía tây và Vịnh Eilat (cũng được gọi là Vịnh Aqaba) ờ phía nam.

Trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Israel chiếm Bờ Tây của Vương quốc Hashemite ở Jordan, Cao nguyên Golan của Syria, Dải Gaza (lúc ấy nằm dưới sự chiếm đóng của Ai Cập) và Sinai của Ai Cập. Israel rút toàn bộ quân đội và những người định cư khỏi Sinai năm 1982 và ra khỏi Dải Gaza vào ngày 12 tháng 12 năm 2005. Tương lai của tình trạng của Bờ Tây, Dải Gaza và Cao nguyên Golan vẫn còn chưa được xác định.

Tổng diện tích lãnh thổ Israel — không bao gồm những vùng đất Israel chiếm đóng năm 1967 — là 20.770 km² hay 8.019 mi² (dặm vuông); (1% nước). Tổng diện tích vùng nằm dưới quyền cai trị của luật pháp Israel — gồm Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan — là 22.145 km² hay 8.550 mi²; với chưa tới một phần trăm diện tích nước. Tổng diện tích vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Israel — gồm cả kiểm soát quân sự và vùng đất thuộc quyền quản lý của người Palestine ở Bờ Tây — là 28.023 km² hay 10.820 mi² (~1% nước).
Các vùng thành thịSửa đổi

    Xem thêm: Danh sách các thành phố ở Israel

Năm 2004, Văn phòng trung ương thống kê Israel định nghĩa ba vùng thành thị là: Tel Aviv (dân số 2.933.300 người), Haifa (dân số 980.600 người) và Be'er Sheva (dân số 511.700 người)[8]. Jerusalem cũng có thể coi là một vùng thành thị, dù rất khó xác định các biên giới của nó bởi vì nó bao gồm những cộng đồng Israel và Bờ Tây, cả người Israel và Palestine, và thậm chí các biên giới của chính thành phố Jerusalem vẫn còn đang bị tranh cãi. Năm 2005, dân số thành phố Jerusalem là 706.368 người. Nazareth và các vùng phụ cận, với cộng đồng Hồi giáo Ả Rập chiếm đa số, thỉnh thoảng cũng được coi là phần phụ của vùng thành thị [3].
Chính trị và luật phápSửa đổi

    Bài chi tiết: Chính trị Israel

Israel là nước dân chủ cộng hoà với chế độ phổ thông đầu phiếu hoạt động dưới hệ thống nghị viện.
Lập phápSửa đổi

Theo chế độ nhất viện (một cơ quan lập pháp, trái ngược với lưỡng viện), nghị viện của Israel được gọi là Knesset có 120 thành viên. Số thành viên bên trong Knesset được phân phối cho các đảng dựa theo tỷ lệ phiếu bầu của họ, thông qua một hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ. Bầu cử Knesset thường được tổ chức bốn năm một lần, nhưng Knesset có thể quyết định tự giải tán trước thời hạn khi được đa số thông qua, đây được gọi là bỏ phiếu bất tín nhiệm.

    Xem thêm: Danh sách các đảng chính trị ở Israel

Hành phápSửa đổi

Tổng thống Israel là người lãnh đạo quốc gia, phần lớn chỉ là lãnh đạo về mặt nghi thức. Tổng thống lựa chọn lãnh đạo của đảng chiếm đa số hay của liên minh cầm quyền trong Knesset làm Thủ tướng, tức là lãnh đạo chính phủ[9].
Thể chế và hệ thống pháp luậtSửa đổi

Israel vẫn chưa hoàn thành một văn bản hiến pháp. Chính phủ Israel dựa trên các luật của Knesset, đặc biệt là "Các luật căn bản của Israel", đó là các điều luật đặc biệt (hiện có 15 điều), do Knesset là cơ quan lập pháp đưa ra và sẽ trở thành hiến pháp chính thức trong tương lai. Giữa năm 2003, Uỷ ban Hiến pháp, Luật pháp và Hành pháp của Knesset bắt đầu soạn thảo một văn bản hiến pháp đầy đủ để đệ trình lên Knesset, tới đầu năm 2006 công việc này vẫn đang được tiến hành[10].
Tổng thống Israel Shimon Peres

Tuyên bố của Nhà nước Israel cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiến pháp. Hệ thống luật pháp Israel theo kiểu phương Tây nhưng có sự pha trộn của nhiều hệ thống: Anh-Mỹ, châu Âu và các nguyên tắc luật Do Thái.

Chiếu theo luật Anh-Mỹ, hệ thống luật pháp Israel dựa trên nguyên tắc stare decisis (tiền lệ). Nó là một hệ thống đối nghịch (adversarial), chứ không phải là kiểu hệ thống điều tra (inquisitorial), theo nghĩa rằng các bên (ví dụ, nguyên đơn và bị đơn) là những người đưa sự việc ra trước toà. Toà không hề tiến hành bất kỳ một điều tra độc lập nào về vụ việc này.

Chiếu theo các hệ thống luật châu Âu, hệ thống bồi thẩm đoàn không hề được chấp nhận ở Israel. Các vụ việc đưa ra trước toà được quyết định bởi những thẩm phán chuyên nghiệp. Những ảnh hưởng khác từ luật pháp Cựu lục địa cũng có thể thấy trong sự thực rằng nhiều đạo luật chính của Israel (như Luật Hợp đồng) được dựa trên các nguyên tắc của Luật Dân sự. Hệ thống luật pháp của Israel không bao gồm các bộ luật, mà là các điều luật riêng biệt. Tuy nhiên, phác thảo Luật Dân sự gần đây đã được hoàn thành, và nó sắp trở thành một dự luật.

Các toà án tôn giáo (Do Thái giáo, Sharia'a, Druze và Kitô giáo) có quyền lực thi hành rộng đối với việc huỷ bỏ hôn ước (li dị).
Tư phápSửa đổi
Mặt trước của Tòa án tối cao Israel

Ngành tư pháp Israel gồm hệ thống toà án ba cấp. Cấp thấp nhất là Toà án địa phương, được thiết lập ở hầu như tất cả các thành phố. Trên nó là toà án vùng, vừa là toà thượng thẩm vừa là toà phúc thẩm (court of first instance), có tại năm thành phố: Jerusalem, Tel Aviv, Haifa, Be'er Sheva và Nazareth.

Ở trên cùng hệ thống tư pháp là Toà án tối cao Israel tại Jerusalem. Chánh án Toà án tối cao là Aharon Barak. Toà án tối cao vừa là toà án phúc thẩm cấp cao nhất vừa là một thể chế riêng biệt được gọi là Toà công lý cấp cao (HCOJ). HCOJ có trách nhiệm duy nhất là giải quyết những thỉnh nguyện đề đạt tới Toà của các cá nhân công dân. Bên bị của những thỉnh nguyện đó thường là các cơ quan chính phủ (gồm cả Lực lượng quốc phòng Israel). Phán quyết của các thỉnh nguyện, được kết luận bởi HCOJ, có thể dẫn tới việc cơ quan chính phủ buộc phải hành động theo cách đã được HCOJ đưa ra.

Một uỷ ban gồm các thành viên của Knesset, của Toà án pháp lý tối cao và của Luật sư đoàn Israel thực hiện bầu cử các thẩm phán. Luật toà án yêu cầu các thẩm phán phải nghỉ hưu ở tuổi 70. Chánh án Toà án tối cao, được Bộ trưởng Tư pháp phê chuẩn, chỉ định các viên chức (registrar) ở toà mọi cấp.
Đối ngoạiSửa đổi

Israel hiện có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới. Ngoài ra, Israel cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… Ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ với các nước lớn như Mỹ và các nước phương Tây, Israel cũng đang thúc đẩy quan hệ với các nước khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, trong đó có Việt Nam.
Quân độiSửa đổi

    Bài chi tiết: Các lực lượng an ninh Israel

Quân đội Israel (IDF) là sự thống nhất của các Lực lượng Phòng thủ Israel (IDF), trong tiếng Hebrew viết tắt là Tzahal (צה"ל). Trong lịch sử, Israel không hề có binh chủng quân đội riêng biệt. Hải quân và Không quân đều thuộc quân đội. Cũng có các cơ quan bán quân sự chịu trách nhiệm bảo đảm một số lĩnh vực an ninh của Israel (như Magav và Shin Bet).
Các chiến sĩ Israel thuộc Tiểu đoàn Netzah Yehuda

Được coi là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông và cũng nằm trong danh sách những lực lượng quân sự được huấn luyện và trang bị tốt nhất trên thế giới, nó đã bảo vệ quốc gia qua năm cuộc chiến lớn. Sức mạnh chính của IDF là chất lượng huấn luyện binh sỹ và các chuyên gia xử lý tình huống, chứ không phải là sự sử dụng một lực lượng đông đảo. Nó cũng dựa nhiều vào những hệ thống vũ khí kỹ thuật cao, một số được chế tạo và phát triển tại Israel dành cho những nhu cầu đặc biệt của họ, và số khác được nhập khẩu (phần lớn từ Hoa Kỳ).
Tăng Merkava III của Israel-Một trong những loại xe tăng được thiết kế tốt nhất Thế giới

Đa số người Israel (nam và nữ) đều thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tuổi 18. Một số ngoại trừ là những người Israel Ả Rập, những người đã được xác định chủ nghĩa hòa bình, những người không thể phục vụ trong quân ngũ vì thương tật hay không có khả năng và những phụ nữ theo đạo. Người Circassi và người Bedouin cũng được vào quân đội. Từ năm 1956, người Druze cũng được nhập ngũ tương tự như người Do Thái, theo yêu cầu của cộng đồng Druze. Những người đàn ông sống cả đời trong nhà thờ cũng có thể được trì hoãn nhập ngũ. Đa số người Do Thái Haredi kéo dài thời hạn trì hoãn của mình tới khi họ đã quá già để nhập ngũ, một hành động gây nhiều tranh cãi ở Israel.

Sau thời gian phục vụ bắt buộc, đàn ông Israel trở thành lực lượng dự bị của IDF và mỗi năm thường phải phục vụ vài tuần trong quân ngũ với tư cách quân dự bị cho tới khi họ tới tuổi 40.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tin rằng Israel là một nước có sở hữu vũ khí hạt nhân. Chính phủ nước này chưa bao giờ khẳng định có hay không. Israel chưa phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân và Quy ước vũ khí hoá học (CWC) và họ cũng không ký vào Quy ước vũ khí sinh học và vũ khí chất độc (BWC).

    Xem thêm: Israel và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Kinh tếSửa đổi

    Bài chi tiết: Kinh tế Israel

Sân bay quốc tế Ben Gurion một trung tâm quan trọng cho thương mại quốc tế và du lịch.

Israel có một nền kinh tế thị trường phát triển cao cùng với sự điều tiết tích cực của chính phủ. Nước này nhập khẩu các nhiên liệu hoá thạch (dầu thô, khí tự nhiên và than đá), ngũ cốc, thịt bò, các nguyên liệu thô và trang thiết bị quân sự. Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực trừ ngũ cốc và thịt bò. Kim cương, kỹ thuật cao, trang thiết bị quân sự, phần mềm, dược phẩm, hoá chất tinh chế (fine chemical) và các nông sản (hoa quả, rau và hoa) là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này. Israel thường xuyên bị lớn thâm hụt tài khoản vãng lai, song chúng thường được bù đắp bằng các khoản tài trợ lớn từ nước ngoài và các khoản vay nước ngoài. Israel sở hữu nhiều cơ sở lọc dầu, đánh bóng kim cương và nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn. Theo điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Israel là nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm nhất ở khu vực Trung Đông mở rộng. Tháng 5 năm 2007, Israel đã được mời gia nhập OECD.[11]

Khoảng một nửa khoản nợ của chính phủ là nợ Hoa Kỳ. Đây cũng là nước cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự chủ yếu cho Israel. Bình quân hàng năm, Israel nhận từ Mỹ khoảng 5,5 tỷ USD viện trợ. Một tỷ lệ lớn nợ nước ngoài của Israel do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ, thông qua chương trình Trái phiếu Israel. Những đảm bảo của Mỹ cho các khoản vay của Israel và các nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trực tiếp vào đó giúp cho lãi suất của những khoản vay này rất thấp và thỉnh thoảng còn thấp hơn tỷ lệ thị trường.

Dòng người Do Thái nhập cư từ Liên bang Xô Viết cũ lên tới cực đại khoảng 750.000 người trong giai đoạn 1989–1999, khiến tổng số người Do Thái đến từ Liên Xô lên tới con số một triệu (1/6 tổng dân số), làm tăng thêm nguồn chuyên gia và nhà khoa học- nhân tố làm tăng đáng kể giá trị nền kinh tế trong tương lai. Dòng người nhập cư, cộng với sự mở cửa của những thị trường mới từ cuối Chiến tranh Lạnh, đã tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế Israel, làm nó tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhưng tăng trưởng đã chậm lại vào năm 1996 khi chính phủ áp đặt những chính sách tiền tệ và thuế chặt chẽ cũng như ngừng trợ cấp nhập cư. Các chính sách đó khiến lạm phát đã xuống mức thấp kỷ lục vào năm 1999.

Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đã chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thập kỷ 1990. Những hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và mức đầu tư cao cho giáo dục đã đóng vai trò lớn trong việc hướng công nghiệp vào lĩnh vực kỹ thuật cao, dẫn tới thành công của Israel trong phát triển các kỹ thuật tiên tiến trong phần mềm, thông tin và khoa học đời sống. Israel thường được coi là Thung lũng Silicon thứ hai.

Một ngành kinh tế hàng đầu khác là du lịch nhờ số lượng đông đảo các địa điểm di tích lịch sử của cả Do Thái giáo và Kitô giáo cũng như khí hậu ấm áp và khả năng tiếp cận các nguồn nước của Israel. Tầm quan trọng của công nghiệp kim cương cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về những điều kiện bên trong ngành công nghiệp và sự nổi lên của một số hoạt động công nghiệp vùng Viễn Đông.

Tự do hoá nền kinh tế, giảm thuế cũng như giảm chi tiêu đã khiến cho khoảng cách giàu - nghèo tăng lên. Năm 2005, 20,5% trong tổng số hộ gia đình Israel (và 34% trẻ em Israel) sống dưới mức nghèo khổ, dù khoảng 40% trong số họ sẽ thoát khỏi ngưỡng nghèo qua các khoản hỗ trợ (transfer payments).

GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Israel vào 28 tháng 7 năm 2005 là 19.248 Dollar Mỹ (đứng thứ 30 trên thế giới), còn GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương là 26.200 USD (cao thứ 26 trên thế giới). Khả năng sản xuất toàn thể (overall productivity) của Israel là 54.510,40 Dollar, và số lượng bằng phát minh được cấp là 74/1.000.000 người.
Dân cưSửa đổi
Nhân khẩuSửa đổi

    Bài chi tiết: Nhân khẩu Israel và Các ngôn ngữ của Israel

Các binh sĩ Ả Rập Israel và thường dân tại Galilee, 1978

Theo Văn phòng trung ương thống kê Israel, tới cuối năm 2004, trong số 6,9 triệu người Israel, 77,2% là người Do Thái, 18,5% người Ả Rập và 4,3% "những nhóm người khác"[12]. Trong số người Do Thái, 68% là Sabras (s. ra tại Israel), đa số là các thế hệ người Israel thứ hai và thứ ba, số còn lại là olim - 22% từ châu Âu và châu Mỹ, và 10% từ châu Á và châu Phi, ngay cả từ thế giới Ả Rập[13].

Israel có hai ngôn ngữ chính thức; tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính và thứ nhất của quốc gia và đa số dân cư dùng tiếng này. Tiếng Ả Rập của thiểu số người Ả rập và một số thành viên cộng đồng Do Thái Mizrahi và Teimani. Tiếng Anh được dạy trong các trường học và đa phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm tiếng Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng România và tiếng Pháp. Các chương trình giải trí của Mỹ và châu Âu thường xuyên được chiếu trên tivi và rạp chiếu bóng ở Israel. Báo chí cũng được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên kể cả những tiếng khác như tiếng Farsi.

Tới năm 2004, 224.200 công dân Israel sống ở Bờ Tây trong nhiều khu định cư Israel, (gồm cả các thị trấn như Ma'ale Adummim và Ariel, và một số ít cộng đồng đã từng sống rất lâu ở đó trước Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 và được tái định cư sau Chiến tranh sáu ngày như Hebron và Gush Etzion). Khoảng 180.000 người Israel sống ở Đông Jerusalem[14] và thuộc sự cai quản của pháp luật Israel sau khi họ chiếm vùng đó từ Jordan trong Cuộc chiến sáu ngày. Khoảng 8.500 người Israel sống ở những khu định cư được xây dựng ở Dải Gaza, trước khi bị chính phủ buộc phải rời đi vào mùa hè năm 2005 một phần trong Kế hoạch rút quân đơn phương của Israel.
Văn hoá IsraelSửa đổi

    Bài chi tiết: Văn hoá Israel
    Xem thêm: Khảo cổ học Israel, Chính quyền Israel trước kia, Âm nhạc Israel, Danh sách các nhạc sĩ Israel, Khoa học và kỹ thuật ở Israel, Hatikvah, và Kibbutz

Tôn giáo IsraelSửa đổi

    Bài chi tiết: Tôn giáo ở Israel

Những chàng trai người Haredi ở Jerusalem

Theo văn phòng trung ương thống kê Israel, tới cuối năm 2004, 76,2% người Israel là người theo Do Thái giáo, 16,1% là Hồi giáo, 2,1% Kitô giáo, 1,6% Druze và số còn lại 3,9% (gồm cả những người nhập cư từ Nga và một số người Do Thái) được xem là không tôn giáo[12].

Khoảng 12% người Do Thái Israel được xác định là haredim (những người theo tôn giáo chính thống); thêm 9% là "sùng đạo"; 35% tự coi mình là "những người theo truyền thống" (không gia nhập hoàn toàn vào Đạo Do Thái Halakha); và 43% là "thế tục" (thuật ngữ "hiloni"). Trong số những người thế tục, 53% tin ở Chúa.

Người Israel có khuynh hướng không theo một phong trào Do Thái giáo nào (như Do Thái giáo cải cách hay Do Thái giáo bảo thủ) nhưng lại muốn xác định mức độ theo tôn giáo của mình thông qua mối quan hệ theo mức độ thực hiện nghĩa vụ tôn giáo.

Trong số những người Israel Ả Rập, 82,6% là Hồi giáo, 8,8% Kitô giáo và 8,4% Druze[12].

About us|Jobs|Help|Disclaimer|Advertising services|Contact us|Sign in|Website map|Search|

GMT+8, 2015-9-11 20:13 , Processed in 0.168108 second(s), 16 queries .

57883.com service for you! X3.1

返回顶部